Vẹm PDF Print E-mail
Tác Giả: Triển Chiêu   
Thứ Năm, 01 Tháng 1 Năm 2009 14:38

Vẹm là một loài động vật sống dưới biển xuất hiện rất lâu trước loài người. Thân hình vẹm mềm mại và ẩn núp trong cái vỏ. Vẹm không thể sống đơn độc một mình mà sống thành từng đàn. Tên tiếng La Tinh của vẹm là Mytilus.

 Sang đến thế kỷ trước, do khí hậu thay đổi, vẹm cảm thấy khó sống, xung đột mãi trong loài bèn chia ra làm hai toán, một toán tiếp tục sống ở dưới nước và một toán leo lên bờ. Gốc vẹm luôn chui rút và là loài ăn bám, thế nên vẹm không thích nghi với làng xã mà phải chui  vào rừng.

Ở đây, theo năm tháng vẹm bỏ vỏ ở sống lưng và đưa thẳng lên đầu có hình thù như cái chum, rất cứng và có màu xanh lục do phải thích nghi rừng rú là môi trường sống trên cạn và dễ dàng di chuyển.

Thân hình vẹm rất gầy và trắng xanh vì thường có bệnh sốt rét. Vẹm chậm phát triển về chiều cao do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng. Chiều cao trung bình của vẹm khoảng một thước 60 là tối đa. Sau khi vỏ vẹm lên đầu, thân vẹm bên dưới mọc ra hai chân và đứng thẳng lên tuy vẫn còn lom khom như trước nhưng đã đỡ hơn rất nhiều. Ở bàn chân vẹm do thường phải đào hầm và bám trụ đã xuất hiện một lớp dày màu nâu đen mà sau này người ta gọi là dép râu.

Môi trường sống của vẹm đã dần dà phóng khoáng hơn, đêm đêm bò ra thôn xóm để xin muối xin gạo, ngày ngày vẹm chui rút vào sườn Trường Sơn, tải gạo, đào hầm.

Vào thời kỳ trước vẹm, có loài động vật da trắng, hai chân tràn vào nước ta qua cửa biển, chiếm cứ và bóc lột mang tài nguyên vật chất về giang sơn của chúng. Trước tình hình bất an nhiều năm này, nhiều tổ chức, ái hữu và anh hùng đã đứng lên chống lại và khởi nghĩa bùng lên khắp nơi. Vẹm không bỏ qua cơ hội này. Vì tinh thần yêu nước đã có sẵn từ trước thời tiến hoá lúc ở biển. Vẹm tập hợp lại thành từng bầy lớn lớn cũng có đến cả triệu và bước ra rừng như người bình thường hô hào chống động vật da trắng. Chiến thuật của vẹm là mua chuộc lòng người, tuyên truyền và chỉ điểm lấy vũ khí chứ không phải lấy le.

Chỉ mấy năm sau nói là chống da trăng nhưng vẹm đã từng bước đi cửa sau với bọn này, chỉ điểm bọn này bắt tóm được vô số những tổ chức quốc gia khác chống chúng. Cứ như thế mà vẹm đã loại được tất cả các tổ chức khác, lớn mạnh dần thành một bầy kinh khủng. Sau đó vẹm mon men vượt Trường Sơn để Nam tiến và sinh sôi lớn dần.

Chẳng bao lâu vẹm nương theo sườn núi vượt vỹ tuyến 17 ngày và đêm để tiến vào miền Nam vốn dĩ đất đai mầu mỡ hơn. Ở miền Nam, vẹm tiếp tục, tuyên truyền và xách động rồi lớn mạnh đến ngày nay.

Đặc điểm của vẹm là thích giấy màu xanh mà ta thường gọi là đô la. Hàng năm đến mùa, bầy vẹm cử vẹm chúa đi khắp nơi trên thế giới để ca bài ca con vẹm, vẹm sống nhờ nước, nước sống nhờ đô la. Nhờ thế vẹm đã gặt hái được nhiều thành quả không ngờ. Để đổi được tờ giấy xanh này, vẹm phải tuyên bố vẹm rất là dân chủ, rất tôn trọng những loài sinh sống bên cạnh. Thế nhưng vẫn có những tin tức cho biết vẹm toàn là điêu chứ có đâu chợt từ bi bất ngờ. Từ đó xuất hiện thành ngữ "nói láo như vẹm" và đi vào dân gian truyền khẩu khắp nơi.